Xuất khẩu sắt thép tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá |
Giá sắt thép xuất khẩu trung bình trong 10 tháng đầu năm tăng 10,7% so với cùng kỳ, đạt 731,6 USD/tấn. Riêng tháng 10/2018 giá xuất khẩu giảm 2% so với tháng 9/2018 nhưng tăng 3% so với cùng tháng năm 2017, đạt 692,7 USD/tấn.
Campuchia là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam, chiếm 21% trong tổng lượng và chiếm 18,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, đạt 1,1 triệu tấn, tương đương 712,77 triệu USD, tăng mạnh 51,8% về lượng và tăng 75% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu sang thị trường này tăng 15,3%, đạt trung bình 645,3 USD/tấn. Riêng tháng 10/2018 đạt 128.805 tấn, tương đương 82,19 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 5,3% về kim ngạch so với tháng trước đó.
Sắt thép xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng rất mạnh 93,6% về lượng và tăng 105,8% về kim ngạch, đạt 814.973 tấn, tương đương 694,11 triệu USD - đứng thứ 2 thị trường, chiếm 15,5% trong tổng lượng và chiếm 18% trong tổng kim ngạch, giá xuất khẩu cũng tăng 6,3%, đạt 851,7 USD/tấn. Riêng tháng 10/2018 đạt 97.701 tấn, tương đương 81,37 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 7% về kim ngạch so với tháng 9/2018.
Đứng thứ 3 là thị trường Indonesia, chiếm 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam, đạt 526.507 tấn, tương đương 416,24 triệu USD, tăng 9,3% về lượng, tăng 19,2% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu tăng 9%, đạt trung bình 790,6 USD/tấn. Riêng tháng 10/2018 xuất khẩu tăng rất mạnh 115,7% về lượng và tăng 97% về kim ngạch so với tháng 9/2018, đạt 74.027 tấn, tương đương 55,65 triệu USD.
Tiếp sau đó là thị trường Malaysia cũng tăng mạnh 72,6% về lượng, tăng 94% về kim ngạch, đạt 526.412 tấn, tương đương 363,87 triệu USD, chiếm 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, giá xuất khẩu đạt 691,2 USD/tấn, tăng 12,5%.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu sắt thép 10 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái thì thấy gần như toàn bộ các thị trường tăng kim ngạch; trong đó thị trường Ai Cập nổi bật lên với mức tăng trưởng đột biến gấp 39,4 lần về lượng và tăng gấp 18 lần về kim ngạch, đạt 4.221 tấn, tương đương 3,07 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tăng mạnh trên 100% cả về lượng kim ngạch ở các thị trường như: Ukraine tăng 107,3% về lượng và tăng 224% về kim ngạch, đạt 143 tấn, tương đương 209.106 USD; Nhật Bản tăng 291,4% về lượng và tăng 211,2% về kim ngạch, đạt 85.889 tấn, tương đương 62,8 triệu USD; Bangladesh tăng 221,6% về lượng và tăng 171% về kim ngạch, đạt 6.960 tấn, tương đương 4,49 triệu USD; Đài Loan tăng 220% về lượng và tăng 164% về kim ngạch, đạt 305.436 tấn, tương đương 163,44 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Thụy Sĩ giảm 98% về lượng và 92% về kim ngạch, đạt 66 tấn, tương đương 141.475 USD; Brazil giảm trên 55% cả về lượng và kim ngạch, đạt 2.173 tấn, tương đương 2,08 triệu USD; Tây Ban Nha giảm 40,5% về lượng và 24,8% về kim ngạch, đạt 42.163 tấn, tương đương 31,9 triệu USD.