Nhập khẩu thép ngày càng giảm nhờ chủ động được nguồn cung trong nước

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất thép trong nước đã giúp gia tăng nguồn cung, từ đó kéo giảm đáng kể lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam.

Thép tấm Q345, thép tấm đóng tàu, thép tấm kiện
Sản phẩm thép tấm nhập khẩu tại công ty Thép Bắc Việt
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép các loại vào Việt Nam có xu hướng giảm. Trong năm 2018, trung bình mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu 1,1 triệu tấn sắt thép các loại, thấp hơn 12% so với 2017 và thấp hơn 27% so với 2016.

Theo phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), một trong những nguyên nhân khiến nhập khẩu thép giảm là do phòng vệ thương mại đã được sử dụng để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Tính tới cuối năm 2018, tổng cộng Việt Nam khởi xướng 7 vụ điều tra nhắm vào thép nhập khẩu, chủ yếu bao gồm phôi thép, thép dài và tôn mạ.

Trong đó, nổi bật là thuế chống bán phá giá áp lên phôi thép, thép dài (2016) và thuế chống bán phá giá áp lên tôn mạ (2016 và 2017) có tác động lớn trợ giá nội địa, giúp các nhà sản xuất thép trong nước tăng tiêu thụ, giành lại thị phần từ tay hàng nhập khẩu, chủ yếu là thép Trung Quốc.
Số liệu nhập khẩu thép trong xu hướng giảm
Số liệu nhập khẩu thép trong xu hướng giảm
Bên cạnh đó, khối sản xuất trong nước đã phát triển rất nhanh chóng trong vài năm vừa rồi để đáp ứng nhu cầu thép trong nước, đặc biệt để thay thế hàng nhập khẩu.

Trong 4 năm 2015-2018, ngành sản xuất thép xây dựng, ống thép và tôn mạ đã tăng lần lượt 51%, 69% và 40% sản lượng sản xuất, cho thấy giảm nhập khẩu thực chất là thành quả của việc phát triển nguồn cung trong nước. Thêm nữa, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu còn mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế vĩ mô liên quan đến công ăn việc làm và cán cân thương mại.

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng thép cán nóng đã tăng 29 lần trong giai đoạn 2015-2018, đây là minh chứng rõ nhất của phát triển chiều sâu của ngành thép nội địa. Đặc biệt, việc Việt Nam lần đầu sản xuất thép cán nóng - nguyên liệu chính trong sản xuất ống thép và tôn mạ, cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu nhập khẩu thép giảm.

Các chuyên gia VDSC đánh giá, đây có thể được coi là thành tựu nổi bật của ngành thép nội địa khi trước đây hàng năm nhập khẩu thép cán nóng lên tới 6 triệu tấn, tổng giá trị hơn 3 tỷ USD để phục vụ nhu cầu sản xuất tôn mạ và ống thép. Trong tương lai, nhập khẩu thép sẽ còn tiếp tục giảm khi Việt Nam tiến tới tự chủ hoàn toàn nguồn cung thép cán nóng nhờ Formosa và Hoà Phát (HPG).

Trong tương lai, mặc dù không còn tăng quy mô mạnh, ngành thép sẽ chuyển hướng tập trung vào kéo dài chuỗi sản xuất về phía thượng nguồn để thay thế nhu cầu nhập khẩu bán thành phẩm. Khi hai lò cao của Formosa cũng như dự án thép cán nóng của HPG đi vào hoạt động đầy đủ, lượng thép nhập khẩu kỳ vọng sẽ tiếp tục được kéo giảm thêm nữa.

Nguồn tin: Hải quan

 Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu đặt hàng theo yêu cầu thì chúng tôi vẫn sẵn sàng phục vụ.
Hotline: 093 766 6616 (Mr Đức) 

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Số 6-G4D, Bắc Thành Công, P. Thành Công, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội
Hotline: 098 521 5054 (Ms Diệu)

CHI NHÁNH QUẬN 12

74 Quốc lộ 1A, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12
(028) 38121200 - 3812 7424

VPGD HẢI PHÒNG

Số 01 Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng
Hotline: 0903 251 645 (Mr Thi)

KHO - XƯỞNG CƠ KHÍ

74 Quốc lộ 1A, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12
(028) 3812 1255 - 3812 7424